Hầu hết những tác nhân dư luận đưa ra để giải thích về sự sụt giảm của VN-Index những tháng gần đây đến nay đã được hoá giải, nhưng có những lý do khác khiến màu đỏ tiếp tục lấn át trên bảng điện giao dịch chứng khoán.
VN-index hôm nay tiếp tục giảm mạnh, mất 10,94 điểm, xuống 911,15 điểm, cả thị trường chỉ có 13 mã tăng giá, 22 mã đứng giá, còn lại 97 mã giảm giá. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 5,9 triệu chứng khoán, với tổng giá trị đạt hơn 613 tỷ đồng.
Cuối năm là cơ hội của những nhà đầu tư còn rủng rỉnh tiền. Ngày 16.12, "Ngày đối thoại giữa các công ty niêm yết và các nhà đầu tư" đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội). Cuối ngày, có không ít người ra về chưa hài lòng.
Ngày 16.12, Hiệp hội các DN niêm yết đã tổ chức cuộc giao lưu với NĐT tại Hà Nội. Nhiều ý kiến lo ngại đã được đặt ra với các lãnh đạo cao nhất của DN, trong đó vấn đề được NĐT quan tâm là kế hoạch phát hành thêm quá dồn dập.
Dòng kiều hối rậm rịch về, các khoản lương, thưởng dồn dập, cộng với kết quả kinh doanh quý IV và cả năm của các doanh nghiệp được tung ra là những nhân tố được nhiều chuyên gia đánh giá sẽ giúp thị trường chuyển biến tích cực sau Giáng sinh, và Tết Dương lịch.
Hàng loạt cổ phiếu (CP) mới chào sàn đã liên tục giảm. Một mặt, do tác động chung của thị trường đang xu hướng giảm; mặt khác, theo các chuyên gia và nhà đầu tư (NĐT), bản thân các CP đã bị định giá quá cao.
Cung ngày một nhiều trong khi cầu có hạn khiến chợ OTC vẫn loay hoay trong cảnh ế ẩm. Không ít nhà đầu tư vì quá cần tiền muốn đẩy hàng đi, song chẳng có người mua, tới các Cty chứng khoán xin thế chấp cũng không được.
Lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trên sàn TPHCM trong phiên giao dịch 13/12 tăng khá mạnh so với phiên giao dịch liền trước, và gấp 3,7 lần lượng bán ra.
Phiên giảm "sốc" thứ ba kể từ đầu tuần tới nay đã diễn ra ngày 13.12, khi VN-Index mất thêm 15,96 điểm với 105 CP xuống giá. Sức mua của thị trường tiếp tục yếu đi là dấu hiệu đáng lo ngại nhất và mặc dù đã có những thông tin về lượng tiền mới được nạp vào tài khoản, nhưng mức độ giải ngân không giúp cân bằng lại thị trường.
Báo cáo cập nhật về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới (WB) với những tín hiệu tích cực: “chỉ số P/E của cổ phiếu Việt Nam là không quá cao, và Việt Nam là một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh” đã tác động tốt đến thị trường chứng khoán; mặt khác, sau nhiều phiên “rơi tự do”, thị trường đã điều chỉnh đi lên.