Ngày 13/10, Tân Hoa xã dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Indonesia Darmin Nasution cho biết quốc gia này đang thảo luận với Việt Nam và Thái Lan về khả năng nhập khẩu gạo từ hai nước trên nhằm ứng phó với tác động của hiện tượng El Nino.
Tỷ trọng của Nga trong GDP toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi Liên Xô tan rã. Cho đến bây giờ, Anatoly Anisimov vẫn cảm thấy tiếc về dự án mở rộng trang trại bò sữa quốc doanh mà ông điều hành ở ngoại ô Moscow. Theo kế hoạch, máy vắt sữa hiện đại nhất nhập từ Thụy Điển sẽ được sử dụng để tiết kiệm chi phí, trong khi quy mô đàn bò tăng thêm 40%.
Trong một phát biểu mới đây, Phó Thủ tướng Nga Arkady Dvorkovich cho biết chính phủ nước này đã thống nhất quan điểm là cách tốt nhất để ổn định ngân sách quốc gia sau những ảnh hưởng nặng nề của giá dầu lao dốc là hạn chế chi tiêu công thay vì tăng thuế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định tình hình nền kinh tế Nga là "khó khăn song không nghiêm trọng."
Với giá dầu thô tăng 9%, cổ phiếu của các công ty sản xuất nguyên vật liệu thô và năng lượng tăng mạnh nhất trong các nhóm chính của S&P 500. Được thúc đẩy bởi đà tăng mạnh mẽ của chứng khoán toàn cầu và số liệu cho thấy GDP quý II của Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự báo, chỉ số S&P 500 ghi nhận 2 ngày tăng điểm mạnh nhất kể từ 2009.
Kinh tế thế giới năm nay sẽ tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu giai đoạn 2008-2009, đây là dự báo mới nhất của Viện nghiên cứu kinh tế-xã hội quốc gia Anh (NIESR), đưa ra ngày 5/8.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản Akira Amari hôm 8-11 cho rằng đàm phán TPP có tiến triển, nhưng sẽ rất khó để đạt được thỏa thuận chung vào cuối năm nay. Ngày 8-11, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại các nước thành viên TPP đã nhóm họp ở Bắc Kinh, bên lề Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
Thái Lan phân phối đất cho nông dân nghèo dưới hình thức cho thuê giá rẻ nhằm giành lại ngôi vị nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Tăng trưởng tại các thị trường mới nổi đang chậm lại và xuống thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính. Trong đó, nguyên nhân là do kinh tế Trung Quốc ngày càng đi xuống, các nền kinh tế ở Đông Âu và Mỹ Latinh chưa thoát khỏi suy thoái.
Sản lượng công nghiệp Đức sụt giảm sâu trong tháng 8, lần đầu tiên trong hơn 5 năm qua, làm gia tăng quan ngại nền kinh tế lớn nhất châu Âu có thể rơi vào suy thoái. Và khi đó, nền kinh tế của khu vực đồng tiền chung (eurozone) vốn đang èo uột sẽ càng gặp nhiều khó khăn.