Chứng khoán toàn cầu đã bật dậy mạnh mẽ sau khi hàng loạt các động thái phối hợp nhằm cơ cấu lại các ngân hàng yếu ớt và điều này cũng giúp thị trường thoát khỏi được đà sụt giảm trong suốt tuần qua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/10 tại các thị trường chứng khoán lớn ở châu Á đã đồng loạt phục hồi mạnh với biên độ lớn sau hàng loạt những cam kết và chương trình hành động của nhiều nước trên thế giới nhằm ứng cứu thị trường tài chính đang trong cơn khủng hoảng.
Ba hàn thử biểu đại diện cho chứng khoán ba châu lục đều chìm nghỉm trong cơn hỗn độn của thị trường tài chính. Mức giảm tuần của Dow Jones là 18%, Nikkie 225 là 24%, và FTSE 100 là 21%.
Ngày 9/10, chứng khoán Mỹ bất ngờ sụt giảm mạnh khiến Phố Wall có thêm một ngày hoảng loạn.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến nghị 5 nguyên tắc có thể giúp các chính phủ khôi phục lòng tin trong tình thế hiện nay.
Đóng cửa giao dịch đêm qua trên sàn New York, dầu giao tháng 11 còn 88,95 USD một thùng, giảm 1,11 USD so với hôm trước và là mức thấp nhất kể từ 6/12/2007.
Dường như việc cắt giảm lãi suất khẩn cấp của ngân hàng trung ương các nước không thể dập tắt nỗi hoảng sợ trong giới đầu tư. Phố Wall giảm phiên thứ 6 liên tiếp. Tại Nhật, Nikkei Index lao dốc hơn 9%, mức giảm mạnh nhất trong 20 năm.
Phiên giảm mạnh hôm qua đã đưa cả ba chỉ số chính của phố Wall về mức thấp nhất kể từ cuối năm 2003. Thị trường tín dụng tiếp tục căng thẳng cũng như phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) đang khiến giới kinh doanh trở nên bi quan hơn về triển vọng kinh tế Mỹ.
Các ngân hàng thương mại đồng loạt cơ cấu lại lãi suất huy động. Một diễn biến khá âm thầm và được giải thích là hợp với bối cảnh hiện nay.
Lo ngại sẽ có thêm nhiều ngân hàng trên thế giới đổ vỡ và kim ngạch xuất khẩu suy giảm, tất cả các chỉ số chứng khoán châu Á tụt giảm nghiêm trọng.