Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến tháng 9 năm 2014, các nhà đầu tư khu vực ASEAN có 2.431 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 51,83 tỷ USD, chiếm trên 21,4% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Việt Nam. Quy mô vốn bình quân 1 dự án của ASEAN là 21,3 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình quân chung 1 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (là 14,45 triệu USD/dự án).
Hiệp hội ra đời nhằm tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ, phát huy năng lực, vai trò của nữ doanh nhân vì sự phát triển bền vững của đất nước.
Tại cuộc làm việc của Thủ tướng với Bộ Công Thương mới đây, ông Phạm Lê Thanh, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cho biết hiện tại, giá than và khí đã được điều chỉnh theo thị trường, dẫn đến chi phí tăng và tác động rất lớn đến tình hình tài chính của EVN. Theo ông Thanh, cần có giải pháp đồng bộ về giá của các mặt hàng than, khí, điện.
Báo cáo Ngân sách 9 tháng đầu năm 2014 của Bộ Tài Chính cho biết, tổng thu NSNN đạt hơn 636 nghìn tỷ đồng, trong khi tổng chi thường xuyên và trả nợ lên đến gần 640 nghìn tỷ đồng. Sáng ngày 09/10/2014, Chủ tịch Quốc hội – Nguyễn Sinh Hùng nhận xét rằng cơ cấu chi ngân sách hiện nay rất xấu khi đến 72% tổng chi NSNN phục vụ chi thường xuyên, chỉ còn gần 30% là vừa trả nợ vừa đầu tư phát triển.
Để nâng cao sức cạnh tranh trước các DN nước ngoài, DN logistics nội địa đang dần có những động thái hợp tác với nhau trên nguyên tắc “hai bên cùng có lợi”. Tuy nhiên, sự liên kết này vẫn còn rất thiếu và yếu, chưa thật sự vững bền. Nói về thực tế của các DN logistics nội địa hiện nay, Đại tá Cao Tiến Thuận, Giám đốc Công ty TNHH MTV ICD Tân Cảng – Sóng Thần cho rằng, các DN logistics nội địa tuy có hơn 1.000 DN nhưng quy mô đều nhỏ, mỗi DN chỉ làm được một khâu nên sự liên kết giữa các DN nội địa là rất cần thiết.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam dự báo, năm 2015 sẽ là một năm rất khó khăn cho xuất khẩu gạo của Việt Nam, do nguồn cung dồi dào từ Ấn Độ, Pakistan, Myanmar, Campuchia và nhất là sự cạnh tranh của gạo Thái Lan.
Ước mơ "ra biển lớn" vẫn còn nguyên nhưng vấn đề hầu hết doanh nhân thực sự quan tâm lúc này lại chỉ quanh quẩn ở "ao nhà". Đó là một thực tế buồn sau 5 năm khủng hoảng với hơn 200.000 doanh nghiệp giải thể. Bản lĩnh, ý chí, khát vọng không thiếu nhưng cái mà họ cần là một môi trường bình đẳng để có thể cạnh tranh sòng phẳng và ổn định để có thể phát triển.
Dự kiến tăng trưởng GDP khoảng 6,2%, trong khi chỉ tiêu tăng tổng mức vốn đầu tư toàn xã hội 27,7% GDP là khó khả thi, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu phản ánh một số ý kiến tại cơ quan chủ trì thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại và hiện đang tham gia đàm phán để tiến tới ký kết nhiều hiệp định quan trọng khác. Điều này mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các DN. Song, hiện nay nhận thức của các DN về các hiệp định thương mại có phần thiếu hụt và đó là sự cản trở không nhỏ trên con đường hội nhập.
Tính chung cả năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014, các Tập đoàn Tổng công ty đã thoái vốn trên 4.400 tỷ đồng trên tổng số hơn 21 nghìn tỷ đồng cần thoái. Sáng nay (9/10), Cục Tài chính Doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết hợp với Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức hội nghị phổ biến một số chính sách mới về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán.