Câu chuyện lúa gạo Việt Nam đang “đong đầy” thêm những lo toan. Đó là hệ lụy tất yếu của một thời gian dài kinh doanh theo kiểu “ăn xổi ở thì”! Lối ra cho hạt gạo không chỉ là chọn lựa giống lúa gì, bán ở thị trường nào, mà còn nằm ở chỗ tái cơ cấu lại chính tổ chức Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).
Mặc dù mỗi năm ngành nông nghiệp mang về cho VN hàng chục tỉ USD, nhưng vì sao người nông dân vẫn còn nghèo, đặc biệt là người dân vùng vựa lúa ĐBSCL? Tư duy lãnh đạo ngành nông nghiệp đã và đang tập trung cho sản xuất nhiều lúa gạo và sản lượng xuất khẩu gạo hằng năm, thậm chí quan tâm những thành tích này hơn tình trạng nghèo dai dẳng, đặc biệt là ở vùng đất ĐBSCL. Gần đây Bộ NN&PTNT cho phép nhập giống ngô biến đổi gen càng thể hiện rõ kiểu tư duy này.
Điều các doanh nghiệp mong chờ nhất là có được môi trường kinh doanh bình đẳng, thủ tục hành chính thông thoáng và kiểm soát được nạn hàng nhái, hàng giả. Lần đầu tiên trong nhiều năm, kết quả khảo sát của VCCI năm 2015 cho thấy hơn 70% DN hài lòng với công tác cải cách hành chính của ngành thuế. Điều này cho thấy nếu thực hiện quyết liệt các mục tiêu của Nghị quyết 19 có thể mở ra triển vọng đột phá bất ngờ ở nhiều lĩnh vực chỉ trong thời gian ngắn.
Nhận định tại Hội thảo Định hướng phát triển doanh nghiệp trong tình hình kinh tế mới (do Ngân hàng Quân đội tổ chức cuối tuần qua), hầu hết các chuyên gia kinh tế đều cho rằng: Năm 2015, kinh tế Việt Nam bước sang trang mới mang theo kỳ vọng về những bước chuyển lớn trước hai cơ hội, đó là chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Thời điểm Hiệp định TPP ra đời và có hiệu lực càng tới gần thì các doanh nghiệp ngoại càng ồ ạt đầu tư với nhiều dự án hàng trăm triệu đô la vào ngành công nghiệp dệt - may Việt Nam. Trong khi đó, không ít doanh nghiệp trong nước vẫn còn khá mơ hồ về TPP.
Ngân hàng thế giới (World Bank) vừa công bố báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu dự báo tốc độ tăng trưởng của kinh tế thế giới trong năm 2015 và 2 năm tới, trong đó có kinh tế Việt Nam. Tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo sẽ ở mức 6% trong năm 2015, tăng dần dần và lên mức 6,5% trong năm 2017 nhờ các khu vực sản xuất, xuất khẩu và đầu tư nước ngoài có diễn biến thuận lợi.
“Fitch đã và sẽ tiếp tục coi tài chính công là một trong những điểm yếu trong hồ sơ xếp hạng của Việt Nam. Việc nâng xếp hạng cho Việt Nam sẽ bị thách thức nếu triển vọng tài chính công bị xói mòn”. Từ nhiều năm nay, mô hình tăng trưởng của Việt Nam vẫn có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, một nền kinh tế lấy khu vực nhà nước làm chủ đạo và đẩy mạnh hoạt động sản xuất tận dụng chi phí thấp. Tuy nhiên, giờ đây Việt Nam đang cố gắng tránh kịch bản mắc phải “bẫy nợ” như người láng giềng Trung Quốc.
Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015 trở đi, với Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014 mới và Luật Nhà ở 2014 mới bắt đầu có hiệu lực, dự kiến rằng nhu cầu của thị trường bất động sản trong nước và nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản sẽ tăng lên nhanh chóng trong thời gian ngắn sắp tới.
Quy định về cơ sở xác định trần lãi suất vay tại Bộ luật dân sự (sửa đổi) đã gây nhiều tranh cãi và ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng và hoạt động dân sự của người dân.
Thừa nhận bất cập trong hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, song theo Bộ trưởng, khối FDI đã đóng góp nhiều cho Việt Nam trong 20 năm qua, nhất là tạo công ăn việc làm. Quan điểm nêu trên được người đứng đầu Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra khi là thành viên duy nhất của Chính phủ tham gia trao đổi trong phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế xã hội chiều 8/6.