GDP chạy đi đâu?
Không thể tập trung vào mở rộng sản xuất vào các ngành sử dụng nguyên liệu và lao động thô như trước. Chưa năm nào tình hình kinh tế lại khiến tôi thờ ơ như năm 2013. Sự thờ ơ này có nhiều nguyên do, trong đó có sự thực là đã qua nhiều năm các thông tin về tình hình kinh tế dường như không có liên quan gì đến đời sống thực sự của người dân nói chung.
Song, có lẽ do “bệnh nghề nghiệp” nên một câu hỏi thỉnh thoảng lại xuất hiện trong đầu, đó là nếu nhìn GDP từ góc độ thu nhập gồm thu nhập từ lao động, thu nhập từ vốn và thuế gián thu, thì khoản nào trong 3 khoản này tăng trưởng bao gồm tăng giá trên 10% (5,42% tăng lượng và xấp xỉ 7% tăng giá); nếu tăng trưởng năm 2013 như vây thì GDP nó chạy đi đâu?
Nhìn vào chỉ tiêu xuất nhập khẩu theo sở hữu và theo một số học giả ở Fulbright thì phải chăng nó chạy vào khu vực FDI và chạy vào một số doanh nghiệp độc quyền?
Trong cả hai trường hợp này thì việc tăng trưởng GDP dường như không còn ý nghĩa với người dân. Như vậy, dù không hô hào gì, không có dự án rầm rộ nào, nhưng cơ cấu về sở hữu đang dịch chuyển từ khu vực kinh tế trong nước sang khu vực FDI và tiền quy tụ vào một nhóm thiểu số trong cộng đồng dân cư?
Nhìn sâu hơn vào cấu trúc kinh tế thông qua sự lan tỏa của cầu đến cung có thể rút ra qua những tính toán là: cơ cấu nền kinh tế đã thay đổi, và nhiều khả năng là thay đổi theo hướng chuyển từ trường phái Keynes (đường cung nằm ngang - tăng cầu làm tăng cung mà không tăng giá) sang gần hơn với trường phái classical (đường cung thẳng đứng-tăng cầu chỉ làm tăng giá). Nó cũng phù hợp với xu hướng lạm phát trong những năm qua.
Một khả năng để lý giải điều này là những phát triển về số lượng trong nước (tăng lao động, tăng khai thác tài nguyên) sắp bão hòa và mọi can thiệp về phía cầu không còn kích thích được phía cung nữa.
Ý nghĩa chính sách của điều này là những chính sách khuyến khích tăng cần tập trung vào công nghệ và hiệu quả (efficiency) chứ không thể tập trung vào mở rộng sản xuất vào các ngành sử dụng nguyên liệu và lao động thô như trước.
Và để tập trung được vào kinh tế tri thức và hiệu quả, cần định hướng cấu trúc lại nền kinh tế đúng hướng và cải thiện về thể chế, như thông điệp đầu năm của Thủ tướng đã nêu.
Theo Bùi Trinh
VnEconomy
Tin đã đăng
- Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng
- Đề xuất tinh giản biên chế khoảng 100.000 người
- Năm mới: mạn đàm về chỉ số “Tổng hạnh phúc quốc gia – GNH”
- Vụ thu hoạch dong riềng: Giá đã rẻ, bán cũng khó
- Fitch nâng triển vọng xếp hạng Việt Nam lên tích cực
- Phía sau những vụ thưởng Tết bạc tỷ
- FDI có phải là "thần dược" cho Việt Nam?
- Làn gió mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam
- Lãi suất vay tiêu dùng qua thẻ cao chót vót
- 7 năm WTO: Nhiều DN khó khăn về thể chế