Kinh tế Việt Nam
Gạo Việt Nam có thêm đối thủ cạnh tranh
Myanmar và Campuchia là 2 đối thủ mới nổi đang tham gia đáng kể vào thị trường nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam là Trung Quốc, theo IPSARD. Tại Hội thảo tổng quan xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam quý I/2015 do Viện chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) tổ chức ngày 6/6, Tiến sĩ Đặng Kim Khôi cho biết gạo là một trong 4 nhóm hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu sụt giảm trong những tháng đầu năm, giảm khoảng 150 triệu USD so với cùng kỳ năm trước.
Tận dụng những ưu đãi thuế quan khi tham gia ACFTA
Dù kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc mỗi năm tăng trưởng trên 7%, nhưng tỷ lệ hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thực hiện Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan của 90% số dòng thuế trong vòng 10 năm.
Báo chí Đức đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Việt Nam
Trang tin News Aktuell thuộc Hãng thông tấn Đức (DPA) ngày 2/6 có bài viết “Kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong quý 1/2015," trong đó đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2015.
Ký hợp đồng xuất khẩu hơn 3,2 triệu tấn gạo
Chiều 31-5, Bộ NN-PTNT cho biết, từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp đã ký hợp đồng xuất khẩu được hơn 3,28 triệu tấn gạo; trong đó số lượng gạo đã giao trên 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 738 triệu USD (giảm hơn 20% về giá trị và giảm 18% về số lượng so cùng kỳ năm ngoái).
Tài sản doanh nghiệp Nhà nước tương đương 80% GDP
Phát biểu tại hội thảo về doanh nghiệp Nhà nước do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) ngày 27/5, ông Phạm Đức Trung - Phó trưởng ban Nghiên cứu cải cách và Phát triển doanh nghiệp cho biết tổng tài sản của khu vực doanh nghiệp Nhà nước lên tới 2,8 triệu đồng, bằng 80% GDP, tập trung vào nhóm các tập đoàn kinh tế lớn (chiếm gần 60%).
20 thành viên APEC rót gần 190 tỷ USD vào Việt Nam
Hội nghị các nhà Lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 22 diễn ra từ 5-11/11 tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Với chủ đề “Định hình tương lai thông qua quan hệ đối tác châu Á-Thái Bình Dương”, hội nghị sẽ tập trung thảo luận ba vấn đề gồm kết nối; hình thành Khu vực thương mại tự do của toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP); các nội dung hợp tác kinh tế-thương mại mới.
Chuyên gia kinh tế Mỹ: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng
Đánh giá về điều hành kinh tế xã hội năm 2014 của Việt Nam, chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng chính phủ Việt Nam đã có những bước tiến tích cực và quan trọng dù còn một số việc cần làm để cải thiện môi trường đầu tư. Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại New York (Mỹ), chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách toàn cầu (Chief Global Economist) Bill Witherell thuộc Quỹ đầu tư Cumberland Advisors (Mỹ) cho biết: "Triển vọng tăng trưởng của Việt Nam rất tốt. Tới nay, mục tiêu tăng trưởng 5,7% của năm 2014 đã trong tầm tay."
Vốn đầu tư APEC chảy mạnh vào Việt Nam
Thông tin từ TTXVN cho biết, Hội nghị Các quan chức cấp cao (SOM) Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã khai mạc tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) hôm 5/11, mở màn cho chuỗi sự kiện trong Tuần hội nghị cấp cao APEC, kéo dài tới ngày 11/11. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ tới Trung Quốc vào ngày 9/11 để tham dự Hội nghị Cấp cao APEC.
Việt Nam bán hết 1 tỉ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế
Một tỉ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế, kỳ hạn 10 năm, lợi suất 4,8% của Chính phủ Việt Nam vừa được bán hết cho các nhà đầu tư quốc tế. Theo hãng tin Bloomberg, mức lợi suất này cao hơn 2,39 điểm phần trăm so với trái phiếu cùng kỳ hạn của chính phủ Mỹ. Trái phiếu quốc tế lần thứ 3 được chính phủ Việt Nam phát hành nhằm dùng để đáo hạn cho các khoản nợ trái phiếu của hai đợt phát hành trước đó (tổng cộng 1,75 tỉ đô la Mỹ trái phiếu quốc tế trong năm 2005 và 2010) sẽ được đáo hạn vào năm 2016 và 2020.
Bãi bỏ thêm 114 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Sau lần giảm số ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề cấm kinh doanh gần đây nhất vào đầu tháng 10 (số ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh giảm từ 51 còn 6 ngành nghề và số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện giảm từ 386 còn 322 ngành nghề), đến nay, UBTVQH đã chỉ đạo tiếp tục thu hẹp các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện còn 272 ngành nghề và giữ nguyên mức 6 ngành nghề đối với các lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ cấm đầu tư kinh doanh.