Kinh tế Việt Nam
Tín dụng ĐBSCL dồn vào nông nghiệp
Đã có khoảng 160.000 tỷ đồng từ các ngân hàng chảy vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau 9 tháng. Con số này đạt trên 48% tổng dư nợ tại vùng và chiếm khoảng 22% so với dư nợ cho vay nông nghiệp toàn quốc.
Việt Nam đứng thứ 2 trong các quốc gia đầu tư vào Lào
Chính phủ Lào đã cấp phép đầu tư cho 413 dự án của các doanh nghiệp Việt Nam với tổng số vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD. Thông tin này được đưa ra tại buổi Tọa đàm hợp tác kinh tế giữa các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ - Việt Nam với các tỉnh Nam Trung Bộ - Lào lần thứ 2 ở Quy Nhơn ngày 02/11 do Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam sang Lào (AVIL), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển BIDV và tỉnh Bình Định phối hợp tổ chức.
Gói tín dụng hỗ trợ bất động sản: Tiếp cận rất khó
Trong khi thị trường BĐS đang có dấu hiệu chuyển biến khá rõ thì một số gói tín dụng hỗ trợ thị trường có phần ì ạch hơn, cụ thể là gói 30.000 tỷ đồng. Theo các chuyên gia kinh tế, gói tín dụng này chưa phát huy hết khả năng và vai trò. Đặc biệt, ở thời điểm này thị trường rất cần sự cộng hưởng từ các "cú hích” song xem ra hiệu quả của gói hỗ trợ vẫn mờ nhạt.
Nhiều ngân hàng “biến mất”
Mỗi lần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đều xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của tình hình kinh tế trong nước và tác động diễn biến kinh tế thế giới. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (QH) vừa có báo cáo kết quả giám sát “Việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng (NH) theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của QH về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015”.
Xuất khẩu vào Mỹ: VN dẫn đầu ASEAN
Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại VN vừa đưa ra dự báo xuất khẩu của VN vào Mỹ trong năm nay đạt khoảng 29,4 tỉ USD, lần đầu tiên đứng đầu ASEAN về xuất khẩu vào thị trường này. AmCham nhận định xu hướng này sẽ tiếp tục trong các năm tới và dự kiến đến năm 2020, xuất khẩu của VN vào Mỹ sẽ đạt xấp xỉ 57 tỉ USD, bỏ xa các nước còn lại trong khu vực.
Môi trường kinh doanh VN kém xa Malaysia, Thái Lan
Chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi năm 2015 của Việt Nam chỉ đứng thứ 78, kém xa Malaysia (18) và Thái Lan (26)... Ngày 29-10, nhóm ngân hàng thế giới (gồm Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tài chính quốc tế - IFC, Cơ quan Bảo lãnh đầu tư đa phương - MIGA...) đã chính thức phát hành báo cáo thường niên Môi trường kinh doanh (Doing Bussiness) lần thứ 12, đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của 189 quốc gia, nền kinh tế trên toàn thế giới.
Ngân hàng Nhà nước sửa chính sách cho vay tam nông
Theo tin từ Văn phòng Quốc hội, ngày 28.10, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản báo cáo Quốc hội về việc trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội về chính sách tín dụng. Theo NHNN, chính sách tín dụng cho nông dân vay và phát triển nông nghiệp, nông thôn đã bộc lộ những hạn chế, phải sửa đổi. NHNN đang hoàn thành dự thảo Nghị định về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thay thế Nghị định 41, để tổng hợp trình Chính phủ dự kiến trong tháng 12.2014.
World Bank: Việt Nam xếp thứ 72 về môi trường kinh doanh hiệu quả 2014
Ngày 29/10, World Bank đã phát hành báo cáo thường niên quan trọng về Môi trường kinh doanh lần thứ 12. Báo cáo đo lường mức độ thuận lợi trong kinh doanh của 189 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Chỉ số xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi của Việt Nam năm 2014 là 72 trên tổng số 189 quốc gia. Đây là kết quả của việc cải thiện hệ thống thông tin tín dụng quốc gia, giảm lãi suất tín dụng.
Doanh nghiệp thờ ơ với thị trường chung ASEAN
Kết quả khảo sát của Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia cho thấy gần 30% doanh nghiệp không quan tâm tới tác động của AEC - Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ hình thành từ cuối năm 2015. Cộng đồng Kinh tế ASEAN hình thành đồng nghĩa với một thị trường chung và không gian sản xuất thống nhất. Đây cũng là khu vực kinh tế cạnh tranh, được kỳ vọng sẽ phát triển đồng đều để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu…
'Năm 2015, GDP của Việt Nam có thể tăng thêm 3,5% nhờ AEC'
Tăng trưởng GDP của VN có thể tăng thêm 3,5% nhờ AEC, tác động tích lũy sau 5 năm. Những lợi ích này có được là do sự kết hợp của tự do hóa thuế quan, tự do hóa dịch vụ và thương mại.